Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

logo
Yêu cầu Hồ sơ năng lực

Chi tiết bài viết

10 công cụ quản trị trang web chuyên nghiệp hiện nay

Dịch vụ SEO

13/07/2023

42

Khái niệm quản trị website

Quản trị website là quá trình kiểm soát và duy trì trang web, đảm bảo hoạt động ổn định và đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp. Việc quản trị web bao gồm nhiều công việc khác nhau, từ thiết kế và phát triển, đến quản lý nội dung và bảo mật. Thông thường, các nhà quản trị web sẽ sử dụng các công cụ quản trị trang web để đơn giản hóa các tác vụ liên quan.

Bên cạnh đó, việc quản trị website còn bao gồm những việc như: check lỗi mã code, duy trì server ổn định,  tracking traffic cũng như thay đổi các hạng mục trên trang web. Ngoài ra, việc triển khai nội dung và kế hoạch SEO cũng thuộc quản trị website.

Quản trị website là vị trí quan trọng trong việc điều phối giữa các phòng ban như dev, content và design. Nhiệm vụ của quản trị web là đảm bảo sự cân bằng và duy trì mối quan hệ hài hoà giữa các phòng ban để tạo ra một trang web chất lượng về cả nội dung và giao diện.

Những công việc cần làm khi quản trị web

Sau một thời gian hoạt động, trang web thường gặp phải các lỗi thường xuyên như lỗi box, lỗi hiển thị hình ảnh hay lỗi code web. Những lỗi này có thể ảnh hưởng đến giao diện của trang web và gây ấn tượng không tốt đến khách hàng, khiến họ có suy nghĩ rằng doanh nghiệp không đủ chuyên nghiệp và không đáng tin cậy.

Các công việc quan trọng của quản trị website bao gồm rà soát và khắc phục lỗi thường xuyên. Ngoài ra, việc cập nhật giao diện theo dịp lễ cũng là một công việc quan trọng của quản trị website.

Quản trị web

Công việc quản trị web

Kiểm tra, cập nhật giao diện

Giao diện là một yếu tố quan trọng trong trải nghiệm của người dùng trên trang web. Do đó, việc kiểm tra và cập nhật giao diện định kỳ sẽ giúp trang web của bạn luôn thu hút được sự quan tâm của khách hàng.

Thiết kế giao diện website

Thiết kế giao diện website

Lập kế hoạch nội dung

Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về nội dung trên trang web, do đó, việc cập nhật và thay đổi nội dung để phù hợp với thị hiếu của khách hàng là rất cần thiết. Quản trị viên web sẽ đảm nhận vai trò quan trọng trong việc lên kế hoạch và sản xuất nội dung để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo sự hài lòng khi họ truy cập vào trang web.

Việc đảm bảo tính đồng nhất và logic của nội dung trên trang web cũng là một trách nhiệm quan trọng của quản trị viên, giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm thông tin và hiểu rõ hơn về định hướng của doanh nghiệp.

Duy trì server và gia hạn tên miền

Để đảm bảo hoạt động ổn định của trang web, quản trị viên web cần thường xuyên kiểm tra đường truyền và khắc phục các sự cố như lỗi 404. Ngoài ra, việc gia hạn tên miền cũng là một công việc quan trọng để tránh những rắc rối sau này. Mỗi gói tên miền đều có thời gian gia hạn cố định, quản trị viên cần phải nhớ những mốc thời gian quan trọng này để tiếp tục gia hạn tên miền.

Lập kế hoạch tối ưu SEO

Ngoài việc sản xuất nội dung, quản trị viên trang web còn phải lên kế hoạch tối ưu hóa SEO để cải thiện thứ hạng của trang web trên các công cụ tìm kiếm. Điều này cực kỳ quan trọng và yêu cầu người quản trị phải có kiến thức chuyên môn sâu về SEO.

Quản trị viên website có thể hợp tác với nhân viên phòng SEO để thảo luận về các ý tưởng từ khoá và triển khai nội dung, hoặc tự thực hiện công việc này nếu bạn đã có đầy đủ kiến thức về SEO.

Đánh giá hiệu quả của trang web

Cuối cùng, quản trị trang web cần phải đánh giá hiệu quả của trang web thông qua các chỉ số như lưu lượng truy cập, doanh số, độ tin cậy và độ hài lòng của khách hàng. Bằng cách phân tích và đánh giá hiệu quả, bạn có thể tìm ra các vấn đề và cải thiện chất lượng trang 

10 công cụ quản trị trang web tốt nhất 

Khi quản trị một trang web, bạn cần phải sử dụng một số công cụ để đo lường hiệu quả của trang web và tối ưu hóa nó. Dưới đây là 10 công cụ quản trị trang web tốt nhất để giúp bạn làm việc hiệu quả.

Google Analytics

Google Analytics là một công cụ hỗ trợ hàng đầu cho những người quản trị website với những tính năng vượt trội. Nó giúp bạn đo lường doanh số bán hàng, lượng truy cập, số lần xem trang, thời gian trung bình, tỷ lệ thoát và nhiều hơn thế nữa.

Ngoài ra, Google Analytics cung cấp thông tin chi tiết về địa điểm của người truy cập, thiết bị sử dụng để truy cập website, tốc độ truy cập internet…

Nhờ báo cáo này, bạn có thể nhận biết được các phần trang web hoạt động tốt và những trang mà khách hàng thường xuyên tương tác nhiều, từ đó đưa ra các phương án phát triển phù hợp.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể quan sát thói quen của khách truy cập trang web, theo dõi các giao dịch và từ khóa để điều chỉnh giỏ hàng và tăng doanh số bán hàng, đồng thời xây dựng sự trung thành của khách hàng.

Giao diện Google Analytics

Giao diện Google Analytics

Google Search Console

Công cụ quản trị website này giúp chúng ta hiểu được cách các máy tìm kiếm tìm thấy trang web bằng cách cung cấp thông tin về các từ khóa phổ biến được tìm kiếm và nguồn gốc của các liên kết đến trang web của bạn.

Google Search Console cũng cung cấp thông tin về số trang đã được “index”, cũng như các lỗi được phát hiện bởi Googlebot, bao gồm các lỗi như malware gây hại cho người dùng và các lỗi cản trở việc index. Bằng cách sử dụng GSC, người quản trị website có thể tìm hiểu cách tối ưu hóa trang web để thu hút sự chú ý của các công cụ tìm kiếm, và khắc phục những lỗi liên quan đến tốc độ tải trang của trang web.

Giao diện Google Search Console

Giao diện Google Search Console

SEOmoz’s Page Strength Tool

SEOmoz là một công cụ hỗ trợ phân tích và đánh giá khả năng tối ưu hóa tìm kiếm của trang web. Nó cung cấp thông tin giá trị về SEO thông qua blog, bài viết và các công cụ hữu ích.

Tích hợp OpensiteExplorer sẽ cùng lúc giúp phân tích hồ sơ backlink và đo lường các chỉ số social media như G+, Like, share…

Thêm vào đó, công cụ này cũng chỉ ra “relative importance and visibility” và “potential strength and ability of a page to rank in the search engines”, giúp cho chủ sở hữu trang web có cái nhìn tổng quan về sức mạnh và yếu điểm của trang.

Giao diện SEOmoz’s Page Strength Tool

Giao diện SEOmoz’s Page Strength Tool

Sitening.com’s SEO Analyzer

Đây là một công cu về SEO và cung cấp một số công cụ giá trị cho trang web. Công cụ phân tích SEO khác với công cụ Page Strength Tool của SEOmoz ở trên là nó kiểm tra cấu trúc bên trong trang web của bạn để xác định cấu trúc đó tốt như thế nào. Cấu trúc của một trang web là khung để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm tốt và công cụ phân tích SEO của Sitening.com sẽ giúp bạn xây dựng một khung tốt.

Mike’s Marketing Tools

MikesMarketingTools.com cung cấp 2 công cụ quan trọng mà các nhà quản trị web nên sử dụng thường xuyên. Công cụ Search Engine Ranking sẽ cho biết thứ hạng của trang web trên một số công cụ máy tìm kiếm với một số từ khóa cụ thể hoặc cụm từ. Bạn có thể tiết kiệm thời gian bằng cách sử dụng công cụ này thay vì phải truy cập mỗi bộ máy tìm kiếm và click qua các trang kết quả tìm kiếm để tìm trang web của bạn.

Công cụ Link Popurlarity Tool sẽ giúp biết cách mỗi công cụ tìm kiếm nhận ra website thông qua các liên kết. Từ công cụ này, bạn có thể click để xem những trang đang có liên kết tới website.

Giao diện Mike’s Marketing Tool

Giao diện Mike’s Marketing Tool

Summit Media’s Spider Simulator

Summit Media’s Spider Simulator là một công cụ tuyệt vời để kiểm tra xem bot của công cụ tìm kiếm có thể hiểu và đọc được nội dung trang web hay không. Với công cụ này, bạn có thể xem trang web thông qua mắt của một robot tìm kiếm, từ đó có thể tối ưu hóa trang web và thu hút nhiều khách hàng hơn.

SelfSEO Page Speed Checker

SeftSEO cung cấp công cụ Page Speed Tool để đo thời gian tải trang. Công cụ này cho phép kiểm tra nhiều trang cùng một lúc và so sánh thời gian tải trang với các trang web khác. Hãy nhập trang web và một vài trang khác để đo tốc độ tải trang. Nếu tốc độ tải trang chậm hơn so với các website khác, hãy giảm số lượng ảnh hoặc xóa các dòng code thừa.

Dead Links Checker 

Nếu trang web có link hỏng, điều này có thể gây ảnh hưởng đến thứ hạng chỉ số tìm kiếm và ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, kiểm tra tất cả các link trên trang web bằng tay rất tốn thời gian và không mang lại hiệu quả.. Công cụ W3 Link Checker sẽ duyệt toàn bộ trang webvà báo cáo các link hỏng.

Giao diện Dead Links Checker

Giao diện Dead Links Checker

GoogleRankings.com

GoogleRankings.com là một công cụ miễn phí cho phép bạn kiểm tra xếp hạng của trang web trên công cụ tìm kiếm Google. Bạn có thể kiểm tra vị trí xếp hạng của trang web của mình trên các từ khóa cụ thể và nắm bắt được xu hướng, từ đó gia tăng xếp hạng của trang web.

Giao diện GoogleRankings.com

Giao diện GoogleRankings.com

FeedBurner

FeedBurner là một công cụ quản lý đăng ký nguồn cấp dữ liệu RSS, giúp tạo và quản lý thông tin cập nhật và nội dung trên trang web. Bằng cách sử dụng FeedBurner, bạn có thể thu thập thông tin từ người đọc của mình, đồng thời giúp người đọc dễ dàng theo dõi nội dung mới nhất của trang web.

Kiến thức liên quan: Cấu trúc trang web đặt nền tảng cho việc bố trí nội dung trên website.

Lời kết

Khi quản trị một trang web chuyên nghiệp, việc sử dụng các công cụ quản trị trang web đúng và hiệu quả là rất quan trọng. Với sự hỗ trợ của các công cụ này, bạn có thể đạt được mục tiêu và đưa trang web trở thành hàng đầu trong một lĩnh vực.

Đừng quên truy cập vào website On Digitals để cập nhật các bài viết mới liên quan đến Digital Marketing. Nếu các bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ SEO cho website doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận