Ondigitals

Một trong các Agency hàng đầu
khu vực Đông Nam Á

Japan

China

Thailand

Taiwan

Vietnam

Philippines

Malaysia

Singapore

Indonesia

Australia

logo
Yêu cầu Hồ sơ năng lực

Chi tiết bài viết

Meta Description là gì? Cách viết description trong SEO

Dịch vụ SEO

27/04/2023

23

Meta Description là gì?

Thẻ Meta trong HTML cung cấp bản tóm tắt ngắn gọn về nội dung của trang web. Và thẻ xuất hiện dưới trang web trên kết quả tìm kiếm (SERP). Thẻ Meta giúp người dùng hình dung được nội dung, hiểu rõ về chủ đề của trang nhất định.

Định nghĩa về meta description là gì?

Ví dụ Meta Description

Sau đây là một số ví dụ về Meta Description để bạn tham khảo.

Dưới dạng code HTML

Hầu hết các CMS sẽ cho phép bạn chỉnh sửa và thay đổi thẻ meta của bạn trực tiếp trong mã. Hoặc thông qua trường thẻ meta trong cài đặt siêu dữ liệu của trang.

meta description la gi

Meta Description thể hiện dưới dạng Code HTML

Dưới dạng SERP

Thẻ meta cũng có thể xuất hiện dưới dạng SERP snippet (đoạn trích nổi bật), nằm ngay bên dưới đường dẫn breadcrumb và thẻ tiêu đề.

meta description la gi

Thẻ meta dạng SERP nằm dưới thẻ tiêu đề

Tối ưu độ dài thẻ Meta

Thẻ meta có thể dài bất kỳ, tuy nhiên Google thường rút ngắn các đoạn trích xuống khoảng 155 – 160 ký tự. Cách tốt nhất là nên giữ thẻ meta luôn ngắn gọn nhưng súc tích, và đảm bảo độ dài chuẩn SEO.

Lưu ý độ dài “tối ưu” sẽ thay đổi tùy theo tình huống và mục tiêu chính của bạn là cung cấp giá trị và thúc đẩy số lần nhấp.

meta description la gi

Độ dài thẻ meta cần đảm bảo ở 155 – 160 ký tự

Vai trò thẻ Meta trong SEO

Thẻ Meta đóng vai trò quan trọng trong SEO và cả các ứng dụng mạng xã hội. Cùng On Digitals tìm hiểu các vai trò trọng yếu của Meta Description.

Thẻ meta description ảnh hưởng đến xếp hạng?

Câu trả lời là có và không. Vào tháng 9 năm 2009, Google đã công bố rằng cả thẻ meta description và meta keywords đều không được đưa vào thuật toán xếp hạng của Google tìm kiếm trên web.

Tuy nhiên, thẻ meta có thể tác động đến tỷ lệ nhấp của trang trong Google SERPs. Điều này có thể tác động tích cực đến khả năng xếp hạng của trang. Những đoạn văn ngắn này là cơ hội của quản trị viên web để “quảng cáo” nội dung cho người tìm kiếm. Và là cơ hội của người tìm kiếm để quyết định xem nội dung có liên quan và chứa thông tin họ đang tìm kiếm hay không.

Do các mô tả meta có tác động gián tiếp đến thứ hạng tìm kiếm và đặc biệt là vì chúng có thể tác động đáng kể đến hành vi của người dùng. Vì thế, viết một mô tả meta thật thu hút, hấp dẫn là điều quan trọng và cần phải đặt tâm huyết vào chúng.

Thẻ meta trong các ứng dụng mạng xã hội

Các trang mạng xã hội như Facebook thường sử dụng thẻ meta gắn vào trang khi trang được chia sẻ trên website.

Nếu không có thẻ meta, các trạng mạng xã hội này thường chỉ đơn giản sử dụng một đoạn văn đầu tiên họ có tìm thấy trên trang web. Điều này ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm của người dùng khi xem nội dung của bạn, liệu có liên quan hay không.

Cách viết thẻ Meta chuẩn

Sau đây là một số gợi ý về cách viết Meta Description để bạn tham khảo và ứng dụng cho trang web của mình.

Nội dung mô tả hấp dẫn 

Thẻ meta đóng vai trò quan trọng thể hiện nội dung của một web như đã nói trên, thu hút người đọc đến một website bất kỳ. Ngoài ra, thẻ phải có nội dung tương thích như những gì độc giả muốn tìm kiếm.

Google và các công cụ tìm kiếm khác thường in đậm các từ khóa từ truy vấn trong phần hiển thị mô tả. Điều này thu hút sự chú ý của người tìm kiếm. Cố gắng khớp các mô tả của bạn với các cụm từ tìm kiếm có giá trị càng sát càng tốt mà không tối ưu hóa chúng quá mức.

meta description la gi

Mô tả cần đảm bảo yếu tố hấp dẫn và chất lượng

Không trùng lặp thẻ meta

Cũng giống như thẻ tiêu đề, thẻ meta của mỗi trang phải là duy nhất và liên quan trực tiếp đến trang mà nó mô tả. Cách để tránh bị trùng lặp đó là triển khai meta linh hoạt, hấp dẫn.

Tránh sử dụng dấu “ “ trong mô tả

Khi dấu ngoặc kép (“…”) được sử dụng trong đánh dấu HTML mô tả meta. Google cho rằng chúng là tín hiệu để cắt bớt mô tả ngay đoạn đó. Và sẽ tự động cắt bỏ phần còn lại của văn bản khỏi đoạn mã SERP.

Để ngăn điều này xảy ra, cách tốt nhất là xóa tất cả các ký tự không phải chữ và số khỏi mô tả meta. Nếu dấu ngoặc kép quan trọng trong mô tả meta của bạn, thì bạn có thể sử dụng dấu ‘ ‘ hoặc HTML entity thay vì dấu ngoặc kép để tránh bị cắt bớt thẻ meta.

Không nhất thiết lúc nào cũng viết thẻ meta

Thông thường, các công cụ tìm kiếm thường tự trích dẫn các thẻ meta của trang. Và hiển thị các văn bản khác trong SERP snippet với nội dung được khai báo trong HTML của trang. Thật khó để biết khi nào trường hợp này xảy ra, nhưng nó xảy ra khi Google không nhận diện được thẻ meta trùng khớp với nội dung người đọc tìm kiếm. Thay vào đó, Google sẽ tự rà soát đoạn văn nào có trùng khớp nhất với nội dung và đưa ra kết cho người dùng.

Điều này khiến bạn nản lòng bởi bạn đã dành nhiều thời gian để viết thẻ meta một cách cẩn thận. Không phải lúc nào một thẻ mô tả chuẩn cũng là đúng. Thay vào đó nhắm vào các từ khóa trong thẻ mô tả để tăng giá trị trang hơn.

Theo logic, nếu trang web đang nhắm tới 1 – 3 hay các cụm từ khóa đang phổ biến, hãy viết thẻ meta một cách hấp dẫn và gây tò mò cho người đọc. Việc này nhằm thu hút nhiều lượng truy cập hơn.

Tuy nhiên nếu trang đang hướng tới mục tiêu lưu lượng truy cập dài (3 từ khóa trở lên), đôi khi không cần viết thẻ meta. Như Matt Cutts bật mí cách viết thẻ meta trên blog là “không viết thẻ meta”.

Bởi khi các công cụ tìm kiếm hoạt động, chúng tự trích dẫn các đoạn văn bản liên quan, và luôn hiển thị các keyword gần, đúng nhất mà người dùng đang tìm kiếm. Nếu người quản trị web viết 1 thẻ miêu tả, sẽ làm giảm sự liên quan đó.

Đọc thêm: Chọn kích thước ảnh chuẩn trên website giúp bạn nâng cao hiệu quả của nội dung web.

Lời kết

Meta Description đóng vai trò quan trọng, giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Với bài viết này, chắc chắn rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ được meta description và cách viết chuẩn xác. Nếu bạn muốn khám phá những nội dung chia sẻ hấp dẫn về SEO nói riêng và Digital Marketing nói chung, đừng quên truy cập On Digitals ngay hôm nay.


Quay lại danh sách

Đọc thêm

    CẦN GIÚP ĐỠ để phát triển kỹ thuật số?
    Hãy cho chúng tôi biết về thách thức kinh doanh của bạn và cùng nhau thảo luận